Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Nội soi Tai Mũi Họng (ENT)

Cũng giống như các hệ thống phẫu thuật nội soi (PTNS) khác, hệ thống phẫu thuật nội soi Tai-Mũi-Họng được chia làm 2 phần: Phần hệ thống máy camera kết nối truyền hình và phần dụng cụ phẫu thuật.

I.HỆ THỐNG CAMERA KẾT NỐI TRUYỀN HÌNH NỘI SOI.
Cũng sử dụng như hệ thống camera kết nối truyền hình trong PTNS ổ bụng, cũng có thể lựa chọn một số các Camera 1CCD,3CCD,HD,HDTV,3DHD cho phù hợp với mục đích sử dụng và nguồn tài chính sẵn có. Cần lưu ý các điểm sau (giống trong PTNS niệu): 
- Màn hình phải có độ phân giải tương thích với Camera (tất nhiên là càng cao càng nét: HD, HDTV hay 3D HD) và cũng không cần màn hình có kích thước lớn. Cũng như trong nội soi khớp, cột sống,niệu, nội soi Tai-Mũi-Họng chỉ cần dùng màn hình có kích thước 15,19 inch là được.
- Bộ xử lý Camera phải có chức năng chống hình ảnh có cấu trúc lưới hay còn gọi là tổ ong (Anti- Moiré Filter) khi dùng với các ống soi fiber (Ống soi Hầu-Họng-Thanh quản-khí phế quản).
- Nguồn sáng cũng không cần có công suất cao quá, chỉ cần nguồn Xenon 180W (Nếu chỉ dùng để nội soi chẩn đoán thì dùng nguồn sáng Halogen 250W) là đủ và tất nhiên dây dẫn sáng cũng phải có cùng đường kính với đầu nối dẫn sáng của ống soi- tránh trường hợp nóng tại vị trí tiếp xúc giữa dây dẫn sáng và ống soi.
- Ngoài ra còn cần một số máy móc khác chuyên dùng cho các mục đích sử dụng kỹ thuật phẫu thuật ENT, như: Máy khoan mài (Shaver), máy đốt điện, máy laser,...
- Về ống soi (optic), thông thường sẽ sử dụng ống soi O° (hoặc 25°), 30° 4mm để soi mũi xoang và cả để soi tai luân với ống soi 0°. Nhưng khi phẫu thuật Tai thì nên dùng ống soi 0°; 2,7mm sẽ thuận tiện hơn. Còn sử dụng ống soi 70°, 90° để soi thanh quản. Với các hãng sản xuất nối tiếng như R.Wolf, Storz phần quang học của ống tốt thì chỉ cần sử dụng ống 4mm là đã làm tốt, còn thông thường các bác sĩ vẫn dùng ống 6mm với lý do có độ sáng trường nhìn tốt hơn so với ống 4mm (Không nên sử dụng ống 8mm vì rất to và vướng,khó thao tác và thăm khám). Nhưng tất nhiên đó là tùy thuộc vào thói quyen sử dụng của từng bác sĩ. 
Còn về ống soi mềm Hầu-Họng-Thanh quản-Khí phế quản, có ưu điểm là có thể tham khám được tại những vùng khó khăn nhất mà ống cứng không thể làm được, nó có trường thăm khám rộng (khả năng gập góc), có kênh dụng cụ có thể làm sinh thiết nếu cần. Nhưng có nhược điểm là giá thành đắt, rễ hư, khó sửa chữa.

II.BỘ DỤNG CỤ PHẪU THUẬT NỘI SOI TAI - MŨI - HỌNG
Mỗi hãng đều đưa ra chi tiết trong các bộ PTNS khác nhau cho Tai Mũi Họng, nhưng cơ bản thì có những bộ sau:
1.Bộ dụng cụ vi phẫu tai.
- Dụng cụ banh, kẹp, tách mô, kéo, kềm gắp, loa banh, ống hút, móc, dao,...
- Bộ này sử dụng với máy mài

2.Bộ dụng cụ nạo VA và Cắt AMIDAL
- Dụng cụ đè lưỡi, gương thanh quản, ngáng miệng, kim, dụng cụ cắt, dụng cụ vén và phẫu tích, dụng cụ nạo,...

3. Bộ dụng cụ PTNS xoang và vách ngăn
- cannual vách ngăn, dao, que nâng, nạo, que thăm dò, ống hút, kềm các loại, kéo, búa, vén, bóc tách,...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét