Tán sỏi ngoài cơ thể: Phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn
(khoahocphothong.com.vn) Bệnh viện nhân dân 115 TP.HCM, đơn vị đầu tiên trong cả nước trang bị hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể Piezolith 3000 (Đức), là thế hệ máy hiện đại bậc nhất hiện nay (2008). Báo Khoa Học Phổ Thông đã trao đổi với ThS.BS. Trương Hoàng Minh, trưởng khoa ngoại niệu - ghép thận Bệnh viện nhân dân 115 về phương pháp điều trị này.Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể PiezoLith 3000 hãng Richard Wolf |
Thưa thạc sĩ, hiện nay có những phương pháp nào điều trị sỏi niệu? Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có phải là mới?
-
ThS.BS. Trương Hoàng Minh (ảnh): Có nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu
như nội khoa, phẫu thuật mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội
soi ngược dòng, lấy sỏi thận qua da và nội soi trong hay ngoài phúc mạc
để lấy sỏi. Trong đó, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp
điều trị ít xâm lấn nhất.
Tán sỏi ngoài cơ thể không phải là phương pháp mới, được áp dụng thành công ca
đầu tiên vào năm 1980. Từ đó đến nay Mỹ, Pháp, Israel, Thụy Điển…cho ra
đời nhiều thế hệ máy tán sỏi. Piezolith 3000 mà BV chúng tôi vừa nhập
về là thế hệ máy hiện đại bậc nhất hiện nay.
Nguyên lý hoạt động của Piezolith 3000 như thế nào?
-
Dùng một nguồn phát ra sóng chấn động. Chùm sóng chấn động này được tập
trung vào một tiêu điểm, điều khiển sao cho tiêu điểm này rơi vào đúng
vị trí sỏi dưới hướng dẫn của siêu âm hay tia
X. Khi chùm sóng chạm vào mặt trước của viên sỏi, do sự khác biệt về
trở kháng, bề mặt của sỏi sẽ sinh ra một lực ép lớn hơn lực căng bề mặt
của viên sỏi làm bề mặt của viên sỏi vỡ ra.
Khi
sóng tiếp tục đi tới mặt sau của viên sỏi, một phần năng lượng sẽ dội
trở lại và tiếp tục làm vỡ mặt sau của sỏi và cứ như vậy viên sỏi sẽ từ
từ tan vỡ. Mảnh sỏi vụn khoảng 2 mm sẽ tự trôi ra ngoài, mảnh to còn
vướng lại sẽ tán lần 2.
Ưu điểm của hệ thống máy này so với thế hệ trước như thế nào?
-
So với máy thế hệ trước, máy này an toàn, hiệu quả, tiện ích hơn. Máy ở
thế hệ trước chỉ có một phương tiện định vị sỏi (siêu âm). Ở dòng sản
phẩm mới này, sử dụng đồng thời 2 phương tiện định vị sỏi (siêu âm và
tia X). Khi kết quả định vị sỏi của siêu âm và tia X trùng nhau mới tiến
hành tán sỏi, do đó khả năng tán sỏi rất chính xác.
Mặt khác, trong quá trình tán sỏi, chúng
ta có thể theo dõi trên siêu âm và phát hiện kịp thời trường hợp sỏi sai
lệch so với định vị ban đầu do bệnh nhân di cử động. Trong trường hợp
như vậy, phải định vị lại vị trí
sỏi, vì nếu tán sai vị trí sỏi sẽ làm tổn thương cơ quan lân cận như
nhu mô thận lành, tổn thương gan, lách...
Ngoài
ra, hệ thống Focus (phạm vi cho phép dao động của viên sỏi) rộng, giúp
việc tán sỏi chính xác và hiệu quả hơn. Trong khi máy ở thế hệ trước hệ
thống Focus phạm vi nhỏ hẹp, nên có khi xảy ra trường hợp tán sai vị trí
sỏi, rất nguy hiểm. Ưu thế hơn thế hệ máy thủy điện lực, không ảnh
hưởng lên nhịp tim của bệnh nhân nên rất an toàn.
Phương
pháp tán sỏi này không cần phải gây mê, gây tê. Chỉ sử dụng thuốc giảm
đau thông thường và bệnh nhân hoàn toàn không đau đớn. Bệnh nhân có thể
về trong ngày, không cần nằm viện. Giá hiện tại 2 triệu đồng /lần tán
sỏi (nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế, chỉ phải đóng phần chênh lệch).
Về cách nhận biết dấu hiệu và phòng ngừa bệnh sỏi niệu, ThS.Minh cho biết, người bệnh cần đi khám khi có các triệu chứng sau:
+ Cơn đau quặn thận, đau dữ dội từ vùng thắt lưng lan ra phía trước theo niệu quản xuống vùng bẹn - sinh dục. Xuất hiện đột ngột, không có tư thế giảm đau. Tuy nhiên có trường hợp không có triệu chứng lâm sàng như sỏi san hô, bệnh nhân không đau.
+ Tiểu buốt, rắt.
+ Nước tiểu đỏ, đôi khi đục, mủ nếu có nhiễm trùng kèm theo, bệnh nhân có thể sốt lạnh run.
+ Buồn nôn, bụng trướng.
+ Nếu nặng, có thể có suy thận như vô niệu, phù, nôn mửa, ăn không ngon.
Để phòng ngừa bệnh sỏi cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý; tăng cường vận động, thể dục thể thao, lối sống lành mạnh; uống đủ nước. Khi phát hiện có triệu chứng sỏi phải đi khám ở các cơ sở chuyên khoa niệu để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Khám định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
+ Cơn đau quặn thận, đau dữ dội từ vùng thắt lưng lan ra phía trước theo niệu quản xuống vùng bẹn - sinh dục. Xuất hiện đột ngột, không có tư thế giảm đau. Tuy nhiên có trường hợp không có triệu chứng lâm sàng như sỏi san hô, bệnh nhân không đau.
+ Tiểu buốt, rắt.
+ Nước tiểu đỏ, đôi khi đục, mủ nếu có nhiễm trùng kèm theo, bệnh nhân có thể sốt lạnh run.
+ Buồn nôn, bụng trướng.
+ Nếu nặng, có thể có suy thận như vô niệu, phù, nôn mửa, ăn không ngon.
Để phòng ngừa bệnh sỏi cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý; tăng cường vận động, thể dục thể thao, lối sống lành mạnh; uống đủ nước. Khi phát hiện có triệu chứng sỏi phải đi khám ở các cơ sở chuyên khoa niệu để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Khám định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo báo "Khoa học phổ thông"