Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Phẫu thuật nội soi ổ bụng


-          Màn hình y khoa (Monitor):  CRT và LCD.Chức năng hiển thị hình  ảnh phẫu trường.
-          Bộ xử lý hình ảnh truyền hình bao gồm: Ống soi, camera và hộp xử lý, chức năng truyền tải tín hiệu hình ảnh thu tại phẫu trường tới màn hình.
-          Nguồn sáng: Halogen, Metal Halide, Xenon với công suất khác nhau, chức năng chiếu sáng phẫu trường qua dây dẫn sáng, ống kính soi.
-          Máy bơm CO2: Phân loại theo lưu lượng bơm tối đa,chức năng làm phồng khoang bụng tạo phẫu trường rộng.
-          Máy bơm hút và tưới rửa ổ bụng: Phân loại theo lưu lượng.
-          Máy đốt điện: Có chức năng đơn cực và lưỡng cực, kết nối với các loại dụng cụ phẫu thuật để cắt, đốt cầm máu, …
-          Dụng cụ phẫu thuật nội soi các loại: Trocar, ống giảm, kéo, các loại kẹp cầm nắm, móc phẫu tích, …; phân loại: Không/có khóa, đầu cắm điện cực (theo tay cầm), đơn/ lưỡng cực, xoay/không xoay được, có/không ống hút tưới rửa, dùng 1/nhiều lần....
-          Xe đặt hệ thống máy: di chuyển được

I.                   MÀN HÌNH Y KHOA(MONITOR)
  1. Yêu cầu đối với màn hình.
Với chức năng hiển thị phẫu trường để các phẫu thuật viên thao tác chính xác, màn hình cần có những yếu tố sau:
-          Độ phân giải càng cao càng  tốt nhưng phải tương thích với  độ phân giải của camera.
-          Số lượng cổng vào và ra cho tín hiệu hình  ảnh càng  nhiều càng tốt, thông thường có các loại cổng tín hiệu như sau: Composite (BNC), RGB, Y/C (S-VHS, S Video) ngoài ra có thêm tín hiệu HDMI, HD, Audio, External, bộ điều khiển,...
-          Tùy vào việc chọn lựa cổng ra tín hiệu từ camera đến monitor, để chọn loại và vị trí cổng hiển thị trên monitor cho phù hợp.
-          Ngoài ra màn hình còn có các nút chức năng điều chỉnh độ sáng, tương phản, …, chức năng phóng to / thu nhỏ, chia hình.
-          Đối với màn hình CRT có nắp bảo vệ các nút chỉnh để tránh thay đổi tính năng ngoài ý muốn.
-          Lưu ý hệ màu NTSC/PAL khi điều chỉnh. Ở Việt Nam mình thì dùng hệ PAL
-          Lý tưởng nhất khi một hệ thống có 2 màn hình dành cho PTV chính và PTV phụ.
-          Hiện tại thì màn hình có độ nét cao nhất đó là màn hình chuẩn HDTV(LMD2450MD-SONY), và tất nhiên để sử dụng hiệu quả nó thì Camera cũng phải có độ phân giải HDTV(5550-R.Wolf).

II.                HỆ THỐNG CAMERA
-          Chất lượng hình ảnh của phẫu trường rất quan trọng trong phẫu thuật nội soi, điều này phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống camera và monitor.
-          Hệ thống camera gồm đầu camera và bộ xử lý tín hiệu.
-          Phân loại theo: 1CCD hay 3CCD; HD hay HDTV, và mới nhất là 3D HD (sản phẩm ra đời tháng 12/2010). Theo hình dáng:  đầu gập góc,  đầu thẳng; Theo hấp tiệt trùng được hay không, Thấu kính Zoom có tháo rời được hay không…
-          Đầu camera có những nút điều khiển dùng điều chỉnh độ nhạy sáng, cân bằng máu trắng chuẩn và điều khiển máy thu Video, máy in hình, … tùy  thuộc vào chọn lựa cài đặt những nút đó của người sử dụng.
*Một camera lý tưởng có những đặc tính:
- Độ phân giải cao, màu sắc trung thực-rõ-nét, nhỏ, nhẹ, có nút điều khiển.
- Một cửa sổ màn chập tự động điều chỉnh độ sáng tối, chống lóa hay cho hình ảnh rõ khi phẫu trường ống nhỏ và sâu.
- Có thể tương tác với nguồn sáng, hệ thống điều khiển trung tâm, có đầu cắm với nhiều loại ống soi, VD: Ống mềm, ống bán mềm (fiber),loại có nguồn sáng LED,...
- Không ngấm nước hay bị ẩm,mốc. Dễ khử trùng ngâm hoặc hấp được
- Bền (thường của những hãng có tên tuổi: R.Wolf, Karl Storz) và rẻ tiền.

Các thông số kỹ thuật
1. Đầu camera
- 1 CCD hay 3CCD, HD hay HDTV
- Kích thước 1/2”,1/3”, ¼”
- Phải có độ nhạy sáng cao, cho hình ảnh đẹp nhất ngay cả khi sử ống soi nhỏ hay ống soi mềm
- Độ phân giải: ≥752x582 (PAL)
- Kích thước càng nhỏ, trọng lượng càng nhẹ càng tốt
- Có các nút điều khiển, cho phép cài đặt các chức năng ứng dụng và có thể điều khiển các thiết bị ngoại vi từ xa
- Phần cửa sổ được hàn bằng công nghệ Laser, và phần khớp nối có thể tháo lắp được thuận tiện cho việc ngâm hấp tiệt trùng

2. Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh
- Có các ứng dụng đa dạng, cho nhiều loại đầu camera các chuyên khoa khác nhau, như ống soi CCD eyeMAX (Chức năng LED Light), cho phép sử dụng soi kết hợp nguồn sáng huỳnh quang PDD và DAFE (dùng phát hiện ung thư sớm ở phế quản)
- Tỉ lệ tín hiệu/ nhiễu: S/N
- AGC (Automatic Gain Control): Phóng đại ánh sáng nhờ tín hiệu điện tử để nhìn những vật quá xa đầu thấu kính.
- Tín hiệu kỹ thuật số DV (Digital Video), phóng to thu nhỏ, đảo hình ảnh.
- Có thể kết nối được với hệ thống điều khiển phòng mổ trung tâm (RIWO-NET), giao tương thích với nguồn sáng cho cường độ sáng tốt nhất (CAN bus)
- Có chức năng lọc hình ảnh lưới (Anti- Moiré Filter), được sử dụng đặc biệt khi sử dụng các ống soi mềm.
- Tự động tối ưu hóa hình ảnh, giám sát và kiểm soát tín hiệu kỹ thuật số DIP ( Dynamic Image Processing). Cho phép chỉnh màu một cách dễ dàng nhờ chức năng icolour
- Đảm bảo độ sáng tuyệt vời nhất ngay cả trong những điều kiện khó khăn như chảy máu hay sử dụng ống soi nhỏ, hoặc trường nhìn hẹp.
 - Cân bằng trắng chuẩn White balance: Chỉnh màu trắng chuẩn, có thể chỉnh bằng tay hay tự động, thường phải chỉnh trước khi sử dụng.
- Shutter khả năng thay đổi độ sáng tự động, Auto shutter.
- Ngõ ra tín hiệu: số lượng ngõ  RGB, Y/C, BNC. Cáp RGB có 4 dây,mỗi dây truyền một màu riêng biệt và dây truyền tín hiệu xung đồng bộ màu trắng.
- Ngoài ra có thể chọn thêm các module: DVI (Digital Visual Interface), SDI (Serial Digital Interface),HD-RGB, Remote …
- Độ phân giải: ≥ 460 dòng (PAL)
- Độ nhạy sáng: < 1lux
- Ngõ vào: Bàn phím, CAN Bus
-  Autofocus khi sử dụng với camera Autofocus.
-  Có chế độ điều chỉnh nhiệt độ màu để thích hợp với các loại bóng đèn của nguồn sáng khác nhau như Halogen, Metal Haloide, Xenon.
- Nhập số liệu bệnh nhân, khi nối với bàn phím để phục vụ ghi hình
- Bộ phận điều chỉnh từ xa cho thu hay chụp hình.

III.             NGUỒN SÁNG
-          Nguồn sáng các loại đều có khả năng điều chỉnh tự động hay bằng tay cho ánh sáng tối ưu cho mỗi loại phẫu thuật. Chất lượng ánh sáng cực kỳ quan trọng để truyền chính xác hình ảnh và màu sắc, tốt nhất trong PTNS nên dùng nguồn sáng  Xenon với ánh sáng trắng.
-          Phần trăm hao hụt ánh sáng trong khi dẫn truyền phụ thuộc vào dây dẫn sáng, kính soi,tiếp xúc giữa dây dẫn sáng và ống kính soi, và bề mặt thấu kính từ nguồn sáng tới ổ bụng. Do vậy một nguồn sáng yếu sẽ không đạt được ánh sáng cần thiết yêu cầu. Trường hợp mà bị nóng nhiều ở ống kính soi,chính tỏ là chọn đường kính của dây dẫn sáng và đầu nối với ống kính soi không tương thích với nhau.
-          Dây dẫn sáng dẫn truyền ánh sáng qua các sợi thủy tinh, sau một thời gian sử dụng các sợi thủy tinh bị gãy. Khi số lượng sợi thủy tinh bị gãy trên 20%, cần thay dây dẫn sáng mới.
-           Ánh sáng được duy trì với độ dẫn nhiệt tối thiểu tới đầu kính soi, vì vậy người ta gọi là “ánh sáng lạnh”. Tuy nhiên, nhiệt độ ở đầu kính soi có thể gây cháy vải hay bỏng da bệnh nhân, tạng trong ổ bụng nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
-           Vì thế, khi sử dụng nguồn sáng, cần chỉnh ánh sáng vừa đủ, tối ưu nhất cho từng loại phẫu thuật. Trong khi thao tác, mỗi khi rút kính soi ra khỏi ổ bụng cần giảm ánh sáng tối thiểu hay để qua chế độ “chờ”(stanby), Nguồn sáng có bóng đèn dự trữ ( thường là bóng Halogen) tự động bật sáng khi bóng đèn chính bị hỏng. Theo dõi chỉ thị báo tuổi thọ bóng đèn để có kế họach thay thế.
-          Có chức năng giao tiếp tương thích với camera cho cường độ sáng tốt nhất (CAN bus)
Các thông số của nguồn sáng
-          Loại nguồn sáng: Xenon, Metal Halide. Halogen
-          Nhiệt độ màu: 6000K
-          Tuổi thọ bóng đèn chính: 500 giờ liên tục (cho ánh sáng tốt nhất, sau đó ánh sáng giảm dần,...Có đơn vị sử dụng đến 2.000 giờ mới thay bóng)
-          Chế độ làm mát: cưỡng bức bằng quạt
-          Công suất mguồn sáng: 180/ 300W
-          Chỉ thị báo tuổi thọ bóng chính xenon.
-          Điều chỉnh cường độ sáng vô cấp liên tục tự động hay bằng tay
·         Đặc biệt Nguồn sáng mà có ổ cắm có thể sử dụng được với dây dẫn sáng của tất cả các hãng là tốt nhất. Như: R.Wolf, Olympus, Storz, ACMI,...


IV.             MÁY BƠM CO2
-          Một máy bơm hơi tự động lưu lượng cao phải có ít nhất 04 chỉ thị báo thông số (áp suất trong bụng, lưu lượng vào, lượng khí sử dụng, lượng khí còn trong bình) với tính năng dễ quan sát, dễ điều chỉnh.
-           Chế độ tự động ngưng bơm khí khi đạt được áp lực đã định sẵn. Máy phải có hệ thống báo  động bằng âm thanh,  đèn báo  động khi áp lực trong  ổ bụng vượt quá áp lực cho phép (cụ thể lưu lượng khí vào ổ bụng đạt hơn 30mmHg  trong vòng 5 giây).
-           Máy có thể có bộ phận hút khí để có thể vừa bơm khí vào trong ổ bụng vàvừa hút khí, khói phát sinh ra trong quá trình cắt đốt bằng dao điện mà vẫn duy trì áp lực trong  ổ bụng. Trước mỗi cuộc mổ, cần phải kiểm tra chắc chắn máy bơm hoạt động tốt và lượng khí trong bình đủ cho cuộc mổ hoàn thành.
-          Khí trước khi bơm vào ổ bụng phải qua một màng lọc.
-          Đảm bảo áp lực khí không vượt quá 10-15mmHg.
-          Có nút điều chỉnh tốc độ khí bơm vào, các nút điều chỉnh với 3 mức độ (thấp, trung bình, cao). Mức độ thấp thường là 0,5 - 1 lít/phút, mức độ trung bình 1 – 20 lít/phút và cao 20 – 42 lít/phút, cài đặt qui định lưu lượng khí bơm vào ổ bụng theo ý muốn.
-          Máy được nối với bình chứa CO2 áp lực cao qua dây dẫn chịu áp lực, khí trước khi vào máy cần qua hệ thống lọc khí. Khí CO2 trước khi đưa vào ổ bụng cần qua hệ thống sưởi ấm khí để tránh làm hạ nhiệt độ cơ thể khi cuộc mổ kéo dài hay làm lạnh kính soi gây đọng hơi nước tại mặt kính, làm mờ hình ảnh giải phẫu.
-          Lưu ý nên xả tòan bộ khí sau khi hòan tất công việc phẫu thuật trong ngày (trong dây dẫn khí tới máy, trong máy) bằng cách khóa bình khí và nhấn nút bơm liên tục
-          Dự trữ sẵn các dây dẫn khí chịu áp lực nối từ bình cấp khí vào máy


V.                BƠM HÚT TƯỚI RỬA
-          Các nhà sản xuất thường giới thiệu các loại máy có cả hai chức năng  bơm rửavà hút. Nhưng các phẫu thuật viên thường thích sử dụng loại máy hút thông thường vẫn dùng trong các phẫu thuật mở. Loại máy hút này thường mạnh hơn lại giảm kinh phí trang bị. Chỉ cần treo ống dịch truyền lên cao và bơm vào khi cần và hút ra bằng Máy hút dịch bình thường.
-          Một trong những nguyên nhân chuyển mổ hở của phẫu thuật nội  soi là tai biến chảy máu trong mổ. Lượng máu chảy tuy không nhiều nhưng do khó khăn trong thao tác cầm máu, máu chảy ngập phẫu trường làm cho việc cầm máu  thất bại. Để khắc phục được nhược điểm này, dàn máy nội soi cần được trang bị một máy hút thật tốt.
Chức năng hút được xem là đạt yêu cầu khi có các đặc tính:
-          Tốc độ hút nhanh.
-           Có khả năng hút được các cục máu cục và mẩu mô nhỏ.
-          Dây dẫn không bị xẹp.
-          Các khớp nối không bị hở
Dụng cụ hút cần có các đặc tính:
-          Khó nghẹt và có thể thông nòng dễ dàng.
-          Đủ độ dài để với tới những vị trí sâu trong ổ bụng.
-          Có van khóa chuyển chức năng hút hay bơm tưới rửa
-          Dễ rửa sạch và tiệt trùng
Chức năng bơm tưới rửa
-          Một dòng nước mạnh bơm vào phẫu trường giúp  làm sạch phẫu trường, làm cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh. Hòa loãng máu, làm tan máu cục giúp việc hút máu dễ dàng hơn. Tia nước có áp lực cao giúp bóc tách, văng tổ chức giả mạc bám trên thành ruột ở bệnh nhân bị viêm phúc mạc. Một máy bơm rửa tốt sẽ làm giảm đáng kể thời gian mổ cho những cuộc mổ phức tạp cần hút rửa như các phẫu thuật phụ kkoa, khâu thủng ổ loét dạ dày, viêm túi mật cấp v.v...
Có nhiều cách bơm nước vào trong ổ bụng khác nhau:
-          Treo cao một chai dịch truyền và gắn dây dịch truyền với ống hút. Phương pháp  này rất đơn giản và có thể ứng dụng trong mọi hoàn cảnh. Nhưng dòng nước chảy chậm, cần một thời gian để đạt  được thể tích nước cần thiết. Nhưng tiếc kiệm được chi phí
-          Để tăng tốc độ của dòng chảy, người ta sử dụng một túi tạo áp lực khí để ép bịch dịch truyền. Dòng nước sẽ đạt tốc độ nhanh nhưng cần phải có dịch truyền đóng gói dạng túi nylon. Phương pháp này áp  lực nước sẽ giảm dần, và cần bơm khí để duy trì áp lực. Hệ thống bơm khí bằng bình khí sẽ đạt hiệu quả cao hơn và duy trì áp lực bơm tốt hơn .
-           Máy bơm rửa, cho dòng chảy mạnh, áp lực nước có thể điều chỉnh theo ý muốn.


VI.             MÁY ĐỐT ĐIỆN ĐƠN CỰC VÀ LƯỠNG CỰC
-          Máy đốt điện thường có 2 chức năng cắt và đốt cầm máu, nối với cả hai loại dụng cụ đơn cực và lưỡng cực.
-          Phần hiển thị và cài đặt trên máy thường chia rõ rệt cho chức năng cắt và đốt cầm máu.
-          Chức năng cắt gồm: Pure, Blend1, Blend2, ....
-          Chức năng đốt cầm máu gồm: Normal, Soft, Spray
-          Công suất phát điều chỉnh được và công suất phát lớn nhất tương ứng với các chức năng cắt hoặc đốt cầm máu và loại dụng cụ đơn cực hay lưỡng cực. Cắt đốt lưỡng cực thường được sử dụng bên sản khoa nhiều hơn: Thắt vòi chứng, ...
-          Việc chọn chức năng cắt/ đốt cầm máu và công suất phát tùy thuộc vào kinh nghiệm của PTV.
-          Khi sử dụng dụng cụ đơn cực cần kiểm tra kỹ độ tiếp xúc của bản điện cực bệnh nhân.
-          Máy đốt điện hiện nay hầu hết đều có bộ nhớ tạm để lưu lại các chế độ cài đặt gần nhất khi tắt máy. Tuy nhiên tùy thuộc vào PTV nên kiểm tra và điều chỉnh lại công suất cắt / đốt cầm máu yêu cầu.

VII.          ỐNG KÍNH SOI
-          Các thấu kính nội soi thường có 2 kênh, một kênh gồm các  thấu kính để truyền hình ảnh và kênh thứ hai gồm những sợi thủy tinh để truyền ánh sáng. Kênh nhìn bao gồm những thấu kính hình que, được gọi là hệ thống thấu kính hình que của Hopkins. Trong hệ thống này, ánh sáng được truyền qua các cột kính và không khí xen giữa các cột kính. Hình ảnh những vật ở một khoảng trước đầu kính soi được phóng đại. Vật càng gần độ phóng đại càng lớn.
-          Sợi thủy tinh ở trung tâm và lớp vỏ thủy tinh bao bên ngoài với độ nhiễu xạ thấp. Tính chất này cho phép gần như toàn bộ ánh sáng truyền tới đầu sợi thủy tinh.
-          Có nhiều kiểu và loại kính soi khác nhau tùy theo giá trị sử dụng của nó.
-          Đường kính thay đổi từ 2.5 đến 12mm. Ống kính soi càng lớn thì có cường độ sáng càng nhiều, cho môi trường nhìn rõ hơn. Nhưng chọn ống soi lớn quá lại chọn Trocar lớn,-> vết mổ lớn, như vậy lại đi ngược lại lợi ích của mổ nội soi ít xâm lấn. Thường hay chọn loại ống soi 10mm cho PTNS ổ bụng.
-          Góc hướng nhìn của kính soi lá góc tạo bởi đường trục của kính soi và đường vuông góc với mặt cuối kính soi, các góc nhìn: 0; 30; 45; 70°dùng phổ biến là kính 0°. Nếu dùng cả phần sản nữa thì nên dùng kính soi 30° hay 45 sẽ linh hoạt hơn. Ngoài ra cần quan tâm độ rộng góc quan sát của kính- trường nhìn, nhưng với kính góc nhìn rộng (wide angle) thì hình ảnh hiển thị “hơi cong”(biến dạng ảnh).
-          Ngoài ra cũng sử dụng đến kính soi phẫu thuậtloại phhối hợp cả kính soi và dụng cụ cùng trong đường kính  10mm. Ưu  điểm là bớt một  đường rạch thành bụng. Tuy nhiên, dụng cụ làm hạn chế hình ảnh vừa do dụng cụ che khuất vừa do lượng ánh sáng đưa vào giảm (giống kính soi 5mm) và khó khăn trong việc thao tác khi dụng cụ đi song song với hình ảnh. Kính  soi này chỉthích hợp với một số loại phẫu thuật như thắt vòi trứng, nội soi chẩn đoán hay cho những phẫu thuật viên thích những phương pháp phẫu thuật với ít đường rạch thành bụng.



VIII.       DỤNG CỤ
  1. Trocar. Có cổng bơm CO2,Val bịt,nắp bịt, chia theo nhiều dạng: Kim loại, nhựa và có nhiều lựa chọn khác nhau: Loại 5.5mm, 10mm, 12.5mm (càng lớn thì lấy bệnh phẩm càng rễ). Đầu xiên/không xiên, có vòng xoắn/không có vòng xoắn, có nhiều loại val: val dạng val lá, val lắp, val màng, mép bịt kín, val loa dạng loa kèn và dạng bi từ. Có loại bi từ là khá bền, nhưng sẽ bị sì hơi 1 phần nào đó khi đưa và rút dụng cụ ra (khắc phục khi có val giảm ở phía ngoài). Nòng trong của Trocar theo đường kính phù hợp vời Trocar, chia loại chóp nhọn, chóp tù,...
  2. Dụng cụ vén, phẫu tích.
Bộc lộ phẫu trường rất quan trọng trong bất kỳ loại phẫu thuật nội soi nào, các móc phẫu tích và kềm phẫu tích. Có nhiều  cách khác nhau:
-          Trọng lực: Dựa vào các tư thế khác nhau của bệnh nhân như đầu cao, đầu thấp, nghiêng phải, nghiêng trái cho phép các tạch chạy xa khỏi phẫu trường.
-          Dùng kẹp (grasper): Có thể dùng bất cứ loại kẹp cầm nắm nào để kéo hay đẩy các tạng (ruột, mạc nối) ra xa khỏi phẫu trường.
-          Dụng cụ vén (Retractor): Dụng cụ vén có thể là loại dùng một lần hay nhiều lần, chúng có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Trong khi sử dụng kẹp cầm nắm hay dụng cụ vén đều có thể làm tổn thương tạng, đặc biệt là gan nếu không dùng một cách cẩn thận.Tổn thương do cây vén có thể:
+  Do đầu tù của dụng cụ chọc thủng trực tiếp.
+ Do áp lực nâng gan mạnh, không đúng tư thế làm rách gan.
+ Do chạm trực tiếp hay gián tiếp vào dụng cụ đốt điện
+ Khi khép cây vén hình quạt có thể làm kẹp gan hay ruột làm tổn thương chúng.
-          Các kẹp có nhiều loại hàm khác nhau để lựa chọn (Alis, babcock,hàm mở trên,mở dưới,có răng/không răng..). Chọn loại có khóa hay không khóa, có đầu cắm dây đốt, chia làm 3 phần tháo rời (lõi, vỏ, tay cầm), xoay được.
  1. Dụng cụ cố định
-          Trong phẫu thuật nội soi, người phụ giỏi rất cần thiết. Ngày nay hầu hết các phẫu thuật viên thích sử dụng những bác sĩ trẻ đang học nội soi để cầm kính soi, vén gan và các dụng cụ khác và thường chỉ có một người phụ. Nếu người phụ không có kinh nghiệm thì có thể làm cuộc mổ trở nên khó khăn  hay gây tai biến
-          Trong nhiều loại phẫu thuật nội soi thì kính soi và dụng cụ vén gan gần như không cần thay đổi nhiều vị trí, hay gần như cố định trong suốt cuộc mổ. Trong những trường hợp này thì dụng cụ cầm giữ kính soi và cây vén gan rất thích hợp
-          Có nhiều loại dụng cụ cầm nắm khác nhau nhưng chúng phải thỏa các điều kiện sau:
+ Sử dụng dễ dàng và không gây cản trở phẫu thuật viên
+ Có hệ thống khóa chắc chắn và có thể cầm nắm được nhiều loại dụng cụ khác nhau.
+ Không giới hạn vị trí cần cầm nắm.
+ Dễ tiệt trùng toàn bộ hay từng phần và dễ dàng điều chỉnh bằng 1 tay
-          Các kềm dụng cụ cố định chọn theo loại có khóa ở tay cầm sẽ thuận tiện hơn khi giữ.
  1. Kéo cắt. Chia theo loại lớn, nhỏ. Chia 3 phần háo rời được (lõi, tay cầm, vỏ), nên chọn loại không có khóa (vì kéo để cắt không phải để giữ cố định) và có đầu cắm dây đốt điện. Tuyệt vời nhất là loại kéo có phần đầu lưỡi có thể tháo rời và thay thế được như vậy chỉ cần thay đầu lưỡi khi cùn (giảm chi phí)
  2. Dụng cụ cầm máu kẹp Clip và mang kim.
-          Kẹp clip có loại nhỏ(LT200),trung bình(LT300), lớn.
-          Kềm mang kim chọn loại cong trái,cong phải, loại thẳng.Nên chọn loại có rãnh ở giữa khi kẹp kim ở bất kỳ tư thế nào nó cung tự động chuyển về hướng vuông góc,rất dễ khi khâu.
  1. Ống hút tưới rửa.
-          Chọn loại có khóa bơm hút, có lỗ ở đầu xa, và loại có đốt phẫu tích được
  1. Một số dụng cụ khác:
-          Que đẩy chỉ: dùng đẩy và thắt chỉ khâu trong ổ bụng
-          Ống giảm và van giảm dùng để nắp vào Trocar khi sẻ dụng các dụng cụ có kích thước nhỏ hơn.
-          Dây đốt điện đơn cực và lưỡng cực
-          Làm sản phụ khoa thì cần dụng cụ nâng tử cung Cohen và kềm Pozi nữa.


  1. Dụng cụ nâng thành bụng (ít dùng)
-          Có nhiều dụng cụ khác nhau để nâng thành bụng, được gọi là nội soi không hơi (gasless laparoscopy). Một vài loại dụng cụ giúp nâng thành bụng trước tạo thành hình lều giúp cho có khoảng trống trong  ổ bụng  để thao tác.
-          Những dụng cụ  đó nâng da và mô dưới da \(những thanh hình u hay thanh nâng dưới da) hay loại nâng khác là nâng toàn bộ thành bụng qua hệthống kéo trong ổ bụng (những sợi dây hay dụng cụ kéo hình L, T, hay hình quạt).
Những thuận lợi của phương pháp nâng thành bụng là:
-           Tránh được những sự thay đổi sinh lý của việc bơm CO2 vào ổ bụng
-          Giảm thiểu tối đa nguy cơ thuyên tắc khí
-           Tránh được việc cần thiết và duy trì kín khí trong ổ bụng.
-          Có thể cho phép dùng những dụng cụ mổ thông thường.
-          Nó là phương pháp an toàn ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Những bất lợi:
-           Phẫu trường hẹp hơn so với bơm hơi.
-          Thao tác phức tạp hơn.
-           Cản trở tầmhoạt động của dụng cụ
-           Đau sau mổ nhiều hơn so với căng hơi ở phúc mạc.
-           Bởi vì ảnh hưởng sinh lý của phúc mạc xuất hiện ngay sau khi bơm khívào ổ bụng và khi áp lực khí trên 14mmHg, sử dụng phối hợp hệ bơm khí áp lực thấp (dưới 8mmHg) và kỹ thuật nâng thành bụng có thể cải thiện tốt nhất cả hai loại


NHỮNG VẤN ĐỀ VỚI HÌNH ẢNH VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
Những vấn đề về hình ảnh thường xảy ra, có khi lúc khởi đầu cuộc bất cứ lúc nào trong cuộc mổ. Chúng có thể gây thất bại, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
1. Mất hình ở một hay cả hai màn hình
-  Lỗi về camera, cắm giắc nối tín hiệu không đúng hoặc chưa cắm
2. Sự khác nhau về chất lượng hình ảnh giữa 2 màn hình
- Cắm cổng nối  không thích hợp.
-  Điều chỉnh lại màn hình.
- Chất lượng của màn hình.
3. Nhiễu trên màn hình
-  Hiện tượng này có thể do máy đốt điện.
-  Ổ cắm và máy đốt nên đặt xa cách màn hình và máy camera nhất có thể được.
-  Không để dây camera đi chung với dây đốt điện.
4. Quá sáng
-  Điều này xảy ra có thể là sai lệch của bộ phận điều chỉnh cân bằng ánh sáng
của máy camera.
- Coi lại cường độ ánh sáng phát ra.
- Rối loạn chức năng của cửa sổ màn chập (tự động hay chỉnh bằng tay) ở đầu camera
- Độ bóng của dụng cụ kim loại phản chiếu ánh sáng.
5. Hình ảnh bị tối
- Nguồn sáng yếu, dây dẫn sáng nhỏ hay bị gãy nhiều sợi thủy tinh, kính soi
nhỏ.
‘- Bộ phận nhạy cảm ánh sáng (sensor) của đầu camera phản xạ lại sự phản chiếu ánh sáng của các dụng cụ kim loại làm cho màn hình tối lại.
- Máu trong khoang phúc mạc hấp thụ ánh sáng và làm giảm số lượng ánh sáng phản xạ. Hút rửa thường xuyên sẽ làm ánh sáng đạt tối ưu.
6. Chất lượng của hình ảnh hay màu sắc mờ hay xấu
 -  Camera chỉnh (tiêu cự/ focus) nét sai.
- Chưa thực hiện thao tác cân bằng màu trắng chuẩn (white balance) trước khi đưa kính soi vào ổ bụng.
- Chất lượng dây dẫn sáng cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
- Kính soi bị hư. Coi lại bề mặt của các đầu kính soi, chú ý bề mặt tiếp xúc, các đầu nối làm ảnh hưởng tới hình ảnh. Kiểm tra lại chỗ gắn dây camera vào máy camera, kiểm tra lại đầu camera, camera kết nối với kính soi, đầu kính soi, chỗ gắn dây dẫn sáng vào nguồn sáng. Chỗ nối dây dẫn sáng và kính soi phải được giữ sạch và khô.
- Đầu kính soi bị làm bẩn do dính máu, mủ, dịch trong khoang phúc mạc. Không nên để đầu kính soi quá gần phẫu trường. Khi đầu kính soi bị bẩn, chùi nhanh kính soi vào phúc mạc thành hay một tạng nào hay rửa trong ổ bụng hoặc rút ra ngoài rửa sẽ khắc phục được hiện tượng này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong trường hợp đầu kính soi mới bị bẩn hay do hơi nước bám vào thì áp đầu kính soi vào thành bụng, một tay ở ngoài giữ thành bụng để chùi đầu kính soi. Khi không được chùi kịp thời hay đầu kính soi dính máu, nhiệt độ cao ở đầu kính soi sẽ làm dịch hay máu khô lại, lúc này phải rút kính soi ra khỏi ổ bụng để rửa và lau khô. Trước khi đặt kính soi trở
lại, dùng gạc nhỏ dài để lau sạch lòng cannula.
7. Hiện tượng sương mù
- Sự ngưng tụ của hơi nước chỉ xảy ra khi môi trường trong bụng lạnh hơn bề mặt ống kính soi. Điều này dễ hiểu vì khi bơm CO2 từ bình vào thì sự chênh lệch về áp suất khí nén sẽ tạo ra luồng khí lạnh khi được đưa ra môi trường bên ngoài. Để khắc phục sự cố này, theo kinh nghiệm thì cần chú ý các điều sau:
+ Máy bơm CO2 cần có bộ dây sưởi ấm khí trước khi vào khoang bụng
+ Bơm khí cho vào từ từ, để lượng khí khi đi vào bụng đã được sưởi ấm dần.
+ Sử dụng dầu chống bám hơi nước ở đầu kính soi
+ Trong trường hợp không có các biện pháp trên, khi phẫu thuật mà đầu ống soi bị đóng sương mờ thì đưa ra ngoài và nhúng vào lọ nước ấm một chút là hết (Mất thời gian)
8. Khói và các hạt nước (hiện tượng bão tuyết)
-  Xảy ra do sử dụng máy đốt. Đặc biệt với máy đốt đơn cực. Thoát khí ra ngoài bằng cách mở một van trên bất kỳ Trocar nào sẽ làm sạch không khí trong ổ bụng.
9. Người cầm camera không có kinh nghiệm
- Camera phải được chỉnh nét vào đúng phẫu trường, trung tâm của phẫu trường nằm giữa màn hình. Luôn cầm vững camera trong tay, chỉ di chuyển khi cần thiết. Và phải có khả năng đoán biết được những ý định thao tác của PTV chính. Nếu người cầm Camera không có kinh nghiệm sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến PTV chính, dẫn đến kéo dài thời gian mổ.
10. Những vấn đề với cannula đặt kính soi
- Vị trí cannula đặt kính soi qua vị trí thích hợp hơn.
- Kính soi đặt quá xa nơi cần thao tác. Không ngần ngại chuyển kính soi qua vịtrí thích hợp hơn.
- Hình ảnh bị ruột hay các cơ quan khác che khuất, đổi kính soi 30/ 45/70độ sẽ cải thiện được hình ảnh.
11. Sắp xếp phòng mổ và vị trí màn hình
- Phẫu thuật viên, người phụ mổ, người cầm camera phải nhìn thẳng vào màn hình với tầm nhìn thoải mái nhất (tốt nhất có 2 màn hình đặt ở mỗi bên bàn mổ).
- Những ánh sáng phản chiếu (từ đèn mổ, đèn trần hay ánh sáng bên ngoài) lên bề mặt của màn hình đều làm giảm chất lượng hình ảnh. Do vậy phòng mổ nội soi không nên có ánh  sáng từ bên ngoài vào (cửa sổ). Có đèn riêng cho bộphận gây mê và bàn dụng cụ, để có thể tắt hết đèn mổ và đèn trần.

12. Các công việc cần thiết khi phẫu thuật xong.
- Cần thu rọn dụng cụ và tắt hệ thống nội soi theo đúng quy trình hưỡng dẫn của nhà sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét